Huyết áp thấp ở bà bầu, đâu là cách đẩy lùi hiệu quả?

Chia sẻ

Khi mang thai, các bà mẹ thường rất dễ mắc các chứng bệnh khác nhau, trong đó có huyết áp thấp. Hãy cùng tìm hiểu những cách đẩy lùi huyết áp thấp ở bà bầu hiệu quả.

Tụt huyết áp khi đang mang thai là nguyên nhân chính khiến cho bà bầu mệt mỏi, chóng mặt và thậm chí ngấp xỉu. Vậy huyết áp thấp ở bà bầu có nguy hiểm không? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp cho mẹ bầu hiểu hơn về cách phòng tránh tình trạng huyết áp thấp ở bà bầu.

Nguyên nhân chính làm giảm huyết áp ở bà bầu
Nguyên nhân chính làm giảm huyết áp ở bà bầu

Nguyên nhân chính làm giảm huyết áp ở bà bầu

Dưới đây là những chỉ số huyết áp chỉ tình trạng cơ thể của bà bầu:

  • Huyết áp bình thường: 120/80 mmHg – 140/90mmHg
  • Huyết áp cao: >140/90 mmHg
  • Huyết áp thấp: <100/60 mmHg

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng huyết áp thấp ở bà bầu là do lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên 1,2 – 1,5 lần so với bình thường để cung cấp đầy đủ cho mẹ và bé. Trong 6 tháng đầu thai kỳ, hormone progesterone được sản sinh ra nhiều hơn nên dễ gây cho bà bầu những tình trạng như giãn mạch máu và hạ huyết áp.

Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này như:

  • Gầy ốm, thiếu máu, thiếu vitamin,…
  • Trường hợp mang thai đôi, ba, tư,…
  • Có tiền sử mắc bệnh về huyết áp, suy tuyến giáp,…
  • Tâm lý thường xuyên căng thẳng, lo âu, stress,…

Huyết áp thấp ở bà bầu là tình trạng khá phổ biến, nhưng chị em cũng không nên coi thường tình trạng này bởi nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Những dấu hiệu cảnh báo huyết áp thấp ở bà bầu

Dưới đây là những dấu hiệu huyết áp thấp phổ biến ở bà bầu mà chị em cần lưu ý:

  • Thở dốc thường xuyên khi làm việc nặng, nhẹ hoặc leo cầu thang
  • Xảy ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt khi đứng, ngồi đột ngột
  • Thường xuyên cảm giác buồn nôn, khó chịu
  • Rất dễ cáu gắt, tức giận, cảm giác mệt mỏi
  • Đổ mồ hôi lạnh, tăng thân nhiệt
  • Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt
  • Da khô nứt, tóc rụng nhiều bất thường
  • Choáng váng đầu óc, chân tay run, thậm chí ngất xỉu

Nếu gặp một trong những tình trạng trên, chị em cần đi khám ngay để có cho mình những biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo an toàn cho lẫn mẹ và bé.

Những dấu hiệu huyết áp thấp phổ biến ở bà bầu
Những dấu hiệu huyết áp thấp phổ biến ở bà bầu

Huyết áp thấp ở bà bầu nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp thấp ở bà bầu có thể làm chị em bị ngất xỉu do tình trạng thiếu oxy truyền lên não cũng như các bộ phận khác trong cơ thể. Dễ dẫn đến tình trạng em bé không được cung cấp đủ máu và oxy để phát triển toàn diện, gây ra một số vấn đề não bộ.

Thậm chí, nếu bà bầu bị ngất xỉu khi đang leo cầu thang hoặc tham gia giao thông thì điều này là vô cùng nguy hiểm và gây ra những hậu quả khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, huyết áp thấp còn gây nên:

  • Tình trạng mang thai ngoài tử cung
  • Xuất huyết khi sinh con
  • Tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non hoặc thiếu cân,…

Chính vì những ảnh hưởng nghiêm trọng đó mà chị em trong thời gian mang thai nên cực kỳ chú ý sức khỏe và nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám định kỳ.

Một số cách khắc phục tình trạng huyết áp thấp ở bà bầu

Trên thực tế, dù nguy hiểm là thế nhưng tình trạng huyết áp thấp vẫn có thể được loại bỏ hoặc giảm bớt nhờ thay đổi một vài khía cạnh sau:

Lên một chế độ dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng

  • Mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng của các nhóm chất trong chế độ ăn uống hàng ngày
  • Ăn thật nhiều rau xanh, củ quả và các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất,…
  • Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng
  • Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ để cơ thể dễ hấp thụ, giúp tránh tình trạng buồn nôn và khó chịu
  • Uống nhiều nước, hạn chế các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như bia, rượu, cà phê,…
  • Nên ăn mặn vừa phải do natri trong muối có thể giúp làm tăng huyết áp

Có chế độ sinh hoạt hợp lý

  • Ăn ngủ đúng giờ, đủ giấc
  • Không nên thực hiện xông hơi hoặc ngâm mình trong nước quá lâu
  • Nên thay đổi tư thế từ từ tránh tình trạng máu chưa kịp phân bổ ra toàn cơ thể
  • Tránh làm việc nặng, hạn chế đi lại hoặc đứng một chỗ lâu, hạn chế tới những nơi đông người,…
  • Thường xuyên vận động bằng những động tác nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… để giúp duy trì một huyết áp ổn định
Bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống giúp làm giảm tình trạng huyết áp thấp ở bà bầu
Bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống giúp làm giảm tình trạng huyết áp thấp ở bà bầu

Sử dụng thuốc giúp cân bằng huyết áp

Đối với các bà bầu, khi sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai kỳ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc giúp làm giảm tình trạng tụt huyết áp dùng được cho bà bầu, trong đó có bộ ba dược thảo từ Mỹ PyLoLo – Ngăn Huyết Áp Thấp, Sống Vui Khỏe. Với những công dụng tuyệt vời có thể giúp mẹ bầu đánh tan nỗi lo huyết áp thấp:

  • Hỗ trợ điều hòa nhịp tim, đưa huyết áp về mức ổn định nhất
  • Duy trì huyết áp ở mức ổn định
  • Tăng cường lưu thông máu tuần hoàn máu, ngăn chặn nguy cơ đột quỵ
  • Tăng cường các chức năng cho xương, bảo vệ tủy sống giúp sản sinh máu tối đa
  • Tạo lớp đệm đàn hồi bền chắc, giúp bảo vệ lớp tủy bên trong
  • Cung cấp Vitamin cho cơ thể khỏe mạnh

Trên đây là toàn bộ bài viết về tình trạng huyết áp thấp ở bà bầu cũng như những gợi ý của chúng tôi trong việc đẩy lùi khả năng giảm huyết áp, đặc biệt là phương pháp sử dụng bộ ba dược thảo 100% đến từ Mỹ PyLoLo – Ngăn Huyết Áp Thấp, Sống Vui Khỏe. Nếu bạn có nhu cầu mua hàng hoặc có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến sản phẩm, vui lòng liên hệ với chung tôi qua số hotline 0962 158 661 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM PYLORA

Nguồn: PyLoTe.org

>>> XEM THÊM: Uống rượu huyết áp tăng hay giảm?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *